Tính GDP thực

Có hai cách phổ biến để tính GDP thực:
1) Dựa trên giá của năm cơ sở
2) Liên kết chuỗi dựa trên tăng trưởng của sản lượng thực

Phần lớn các quốc gia hiện dùng phương pháp thứ hai vì hạn chế của phương pháp thứ nhất chính là việc không tính đến sự thay đổi trong tỷ trọng giữa các nhóm hàng hóa. Ví dụ như, máy tính càng ngày càng rẻ trong khi sản lượng máy tính tăng rất nhiều. Nếu dùng giá của những năm trước, tỷ trọng của tiêu dùng máy tính trong GDP thực rất cao.

Để hiểu rõ hơn về về hai cách tính sản lượng thực, xem giải thích của GS Menzie David Chinn: https://www.dropbox.com/s/4ukwhnts2c1p14q/chain_GDP.pdf?dl=0

Cơ bản: Mô hình Tổng cầu và Tổng cung AD-AS

Gần đây, nhà kinh tế Olivier Blanchard có để xuất bỏ mô hình AD-AS khỏi giáo trình giảng dạy kinh tế vĩ mô trung cấp ở bậc đại học (Blanchard nguyên là kinh tế trưởng của IMF) (Xem ở đây). Lý do chính là bởi mô hình AD-AS dễ gây nhầm lẫn và khiến cho sinh viên cảm thấy khó hiểu.

Một mục tiêu quan trọng của mô hình AD-AS là để minh họa làm thế nào nền kinh tế TỰ trở lại mức tiềm năng mà không cần sự can thiệp của chính sách, thông qua một cơ chế mà, theo Blanchard, ít liên quan đến thực tế: ví dụ, sản lượng giảm ==> mức giá giảm ==> mức cung tiền thực tăng vì không có thay đổi ở mức cung tiền danh nghĩa ==> lãi suất giảm ==> tăng cầu ==>tăng sản lượng. Blanchard cho rằng quy trình này gồm một chuỗi những sự kiện phức tạp mà tính thực tế của nó rất đáng ngờ. Trung tâm của sự điều chỉnh này chính là giả định cung tiền danh nghĩa không đổi. Giả định này ít thực tế vì các NHTW hiện đại điều hành dựa trên công cụ lãi suất chứ không phải mức cung tiền. Ngoài ra, cơ chế tự điều chỉnh này dường như không hoạt động trong suốt 7 năm vừa qua.

Bài viết này sẽ xem lại mô hình AD-AS để hiểu lý do tại sao Olivier đề xuất như vậy, dựa trên giáo trình kinh tế vĩ mô của Blanchard và Johnson (ISBN 13: 978-0-273-76633-9).

ĐƯỜNG TỔNG CUNG AS

Đường tổng cung AS minh họa tác động của sản lượng vào mức giá. Chúng ta bắt đầu xây dựng đường tổng cung từ phương trình quyết định mức giá như sau:

P=(1+m)W     (1)

Mức giá P được quyết định bởi các hãng theo tỷ lệ của mức lương danh nghĩa. Tỷ lệ này là (1+m) với m là mức tăng giá so với chi phí (mark-up). Nếu m=1 hay 100%, nghĩa là nếu mức lương trung bình là 50 nghìn đồng trên 1 sản phẩm, thì mức giá là 100 nghìn đồng.

Mức lương danh nghĩa phụ thuộc vào lạm phát kỳ vọng P_{e}, tỷ lệ thất nghiệp u, và các nhân tố khác ảnh hưởng đến lương  z (như trợ cấp thất nghiệp, hay là liên đoàn)

 W = P^{e} F(u,z)   (2)

Kết hợp hai phương trình (1) và (2), phương trình đường tổng cung có dạng:

P=P^{e}(1+m)F(u,z) (3)

Vai trò của tổng sản lượng hiện diện gián tiếp trong phương trình trên thông qua ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp (Có thể tham khảo định luật Okun).

Một đơn giản hóa mang tính minh họa là giả định để sản xuất một sản phẩm cần MỘT lao động, ta có thể thấy mối liên hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tổng sản lượng như sau:

u=\frac{L-N}{L}=1-\frac{N}{L}=1-\frac{Y}{L}

với L là lực lượng lao động và N là số lao động có việc làm.

Do đó, ta có thể viết lại phương trình (3) như sau:

P=P^{e}(1+m)F(1-\frac{Y}{L},z) (4)

Hình 1 minh họa đường tổng cung AS. Chú ý rằng khi sản lượng ở mức tiềm năng, Y=Y^{n}, mức giá sẽ bằng với mức gía được kỳ vọng P=P^{e}. Tại sao? Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, đồng nghĩa với sản lượng ở mức tiềm năng, được định nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp tồn tại khi mà mức giá bằng với mức giá kỳ vọng.

Hình 1: Phương trình đường tổng cung

AS

Hai tính chất quan trọng của đường tổng cung:

  1. Tại một mức giá kỳ vọng cho trước, nếu sản lượng tăng, mức giá sẽ tăng (Hình 1: Dịch chuyển từ điểm A đến điểm B)

Sản lượng tăng ==>việc làm tăng ==> Thất nghiệp giảm ==> Mức lương danh nghĩa  tăng ==> giá tăng (Phương trình 2 và 3)

  1. Tại một mức thất nghiệp cho trước, nếu mức giá kỳ vọng tăng, giá sẽ tăng theo một tỷ lệ tương ứng (1:1)

Nếu mọi người kỳ vọng giá tăng ==> yêu cầu mức lương danh nghĩa cao hơn khi ký hợp đồng lao động mới hoặc khi có cơ hội đàm phán lại mức lương ==> chi phí tăng ==> doanh nghiệp tăng giá ==> mức giá tăng trong nên kinh tế (Hình 2: Điểm A đến điểm A’)

 

Hình 2: Mức giá kỳ vọng tăng

AS

Do vậy cần lưu ý rằng: Mỗi đường tổng cung tương ứng với một mức giá kỳ vọng. Những thay đổi trong mức giá kỳ vọng sẽ làm đường tổng cung dịch chuyển. Mức giá kỳ vọng tăng làm AS dịch chuyển lên trên, trong khi đó sự giảm của kỳ vọng làm AS dịch chuyển xuống dưới.

ĐƯỜNG TỔNG CẦU AD

Đường tổng cầu AD thể hiện tác động của giá vào tổng sản lượng. Phương trình đường tổng cầu có dạng sau:

Y=Y(\frac{M}{P}, G,T)

Nhắc lại, để xây dựng đường tổng cầu, chúng ta sử dụng mô hình IS-LM (cân bằng thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ).

Phương trình IS: (sủ dụng mô hình nền kinh tế đóng để minh họa)

Y=C+I(i)+G

với i là mức lãi suất. Tổng sản lượng bằng tổng cầu hàng hóa.

Phương trình LM:

 \frac{M}{P}=f(Y,i)

Vế trái là cung tiền, còn vế phải là cầu tiền phụ thuộc vào thu nhập và lãi suất.

Khi mức giá P tăng lên, cung tiền thực \frac{M}{P} giảm vì lượng cung tiền danh nghĩa M không đổi. Hệ quả là đường LM sẽ dịch chuyển sang trái, làm lãi suất tăng lên và tổng cầu giảm.

Hình 3: Mô hình IS-LM

AD1

Hai đặc tính của đường tổng cầu

1.Khi giá tăng, tổng cầu giảm ==> đường AD có hướng dốc xuống (Hình 3).

2.Các yếu tố ngoài giá mà làm dịch chuyển đường IS (ví dụ như chính sách tài khóa) và đường LM (ví dụ như chính sách tiền tệ) cũng sẽ làm dịch chuyển đường AD

  • Tăng cung tiền ==> LM dịch sang phải ==> AD cũng dịch sang phải
  • Tăng chi tiêu chính phủ ==> IS dịch sang phải ==> AD cũng dịch sang phải
  • Tăng thuế ==> IS dịch sang trái ==> AD cũng dịch sang trái.
  • Giá thay đổi ==> LM dịch chuyển ==> thay đổi lên xuống trên đường AD (Ví dụ điểm A đến điểm A’), chứ AD không di chuyển.

 

KẾT HỢP TỔNG CUNG- TỔNG CẦU AS-AD 

Cơ chế tự điều chỉnh của AD-AS

Hình 4 kết hợp hai đường tổng cầu và tổng cung để minh họa cơ chế tự điều chỉnh.

Trong ngắn hạn không phải khi nào nền kinh tế cũng ở mức sản lượng tiền năng. Giả sử nền kinh tế  hiện ở điểm A với Y> Y_{n} sản lượng lớn hơn sản lượng tiềm năng.  Tại điểm này mức giá cao hơn mức giá kỳ vọng (Vì P=P^{e} khi Y=Y^{e}). Do vậy, khi người lao động (hoặc những người quyết định lương) được xét lại mức lương mới hoặc ký mới hợp đồng lao động,  họ thường sẽ thiết lập mức kỳ vọng mới về giá cao hơn so với trước (P_{e'}>P_{e}). Như được đề cập ở trên, mỗi đường tổng cung tương ứng với 1 mức giá kỳ vọng. Khi mức giá kỳ vọng tăng, đường tổng cung dịch chuyển sang trái, đẩy mức giá lên cao hơn. Quý trình này tiếp tục và đưa nền kinh tế đến đểm A'' và sản lượng trở về mức tiềm năng Y_{n}, do đó tỷ lệ thất nghiệp trở lại bằng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (Xem hình 3 về sự dịch chuyển của LM do giá thay đổi). Lập luận tương tự nếu Y< Y_{n} )

Hình 4: Cơ chế tự điều chỉnh

ADAS

Blanchard cho rằng quy trình này gồm một chuỗi những sự kiện phức tạp mà tính thực tế của nó rất đáng ngờ. Trung tâm của sự điều chỉnh này chính là giả định cung tiền danh nghĩa không đổi. Giả định này ít thực tế vì các NHTW hiện đại điều hành dựa trên công cụ lãi suất chứ không phải mức cung tiên. Ngoài ra, quan điểm “tự điều chỉnh” dường như không hoạt động trong suốt 7 năm vừa qua. 

Thay vào đó, Blanchard cho rằng những phức tạp trên có thể tránh nếu sử dụng mô hình đường Phillips để miêu tả phía cung. Sản lượng tiềm năng được quyết định bởi sự tương tác giữa thiết lập giá cả và thiết lập mức lương. Khi tổng sản lượng lớn hơn mức tiềm năng – tỷ lệ thất nghiệp nhỏ hơn mức tự nhiên- sẽ gây ra áp lực lên lạm phát.

Bản chất của áp lực phụ thuộc vào đặc thù của kỳ vọng. Nếu mọi người kỳ vọng lạm phát bằng lạm phát thời kỳ trước, áp lực giá ở đây là sự tăng lên của tỷ lệ lạm phát. Nếu mọi người kỳ vọng lạm phát ớ mức nhất định, áp lực giá ở đây là lạm phát cao hơn. Để minh họa, chúng ta xem xét 2 trường hợp của đường Phillips.

Đường Phillips với kỳ vọng có dạng:

\pi_{t}= \pi_{t}^{e}  + (m+z) - 0.55 u_{t} (5)

(0.55 trong phương trình là một số ngẫu nhiên để minh họa). Lạm phát phụ thuộc kỳ vọng lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, m và z.

Trường hợp 1: Nếu  \pi_{t}^{e}= \pi_{t-1} ==> Kỳ vọng lạm phát bằng lạm phát thời kỳ trước

Do vậy, phương trình (5) trở thành:

\pi_{t}= \pi_{t-1}+ (m+z)- 0.55 u_{t}

==> \pi_{t}- \pi_{t-1} = (m+z)- 0.55 u_{t}

Bên vế trái là sự thay đổi của tỷ lệ lạm phát ==> khi sản lượng cao hơn ức tiềm năng, thất nghiệp nhỏ hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, áp lực giá ở đây là sự tăng lên của tỷ lệ lạm phát \pi_{t}- \pi_{t-1}.

Trường hợp 2:   \pi_{t}^{e}= 2\% ==> Kỳ vọng lạm phát bằng một mức nhất định, ví dụ như 2%.

Trong trường hợp này phương trình (5) trở thành:

\pi_{t}= 2+ (m+z)- 0.55 u_{t}

==> Khi sản lượng cao hơn ức tiềm năng, thất nghiệp nhỏ hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, áp lực giá ở đây là sự tăng lên của lạm phát \pi_{t}.

Hai trường hợp này khác nhau như thế nào?

Trong trường hợp 1, nếu áp lực giá đẩy lạm phát tới mức cao hơn, lạm phát sẽ ở lại mức cao hơn đấy nếu không có gì thay đổi (sốc và chính sách)  \pi_{t+1}= \pi_{t}. Ngược lại, trong trường hợp 2, lạm phát sẽ nhanh chóng trở lại  mức 2%, nếu các yếu tố khác không đổi. Như vậy  để giảm lạm phát trong trường hợp 1, đòi hỏi phải sy sinh nhiều sản lượng hơn, hệ quả là tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, do đó khiến chi phí giảm và mức giá giảm.

Tác động đến nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào việc ngân hàng trung ương điều chỉnh lãi suất như thế nào trước áp lực lạm phát này. Góc nhìn phía cung này không phải là mới, mà đã trở nên phổ biến ví dụ như trong mô hình Keynes mới (New Keynesian). Theo Blanchard, chúng ta cần tích hợp tiếp cận này vào các khóa học bậc cử nhân hiện nay.

Tiền bên trong (Inside money) và tiền bên ngoài (Outside money)

Khi đọc về kinh tế hoặc tài chính bạn có thể gặp hai khái niệm sau:  Tiền bên trong và tiền bên ngoài[1]. Bài viết này nhằm mục đích giải thích hai khái niệm tiền tệ này.

Chúng ta xem xét một nền kinh tế đơn giản như sau:

Một nền kinh tế đóng gồm có : chính phủ, hộ gia đình, và doanh nghiệp. Bảng cân đối tài sản của mỗi thành phần trong nền kinh tế như sau:

1)      Hộ gia đình: Tài sản tài chính bao gồm tiền, trái phiếu và vốn sở hữu doanh nghiệp và không có bất kỳ khoản nợ nào. Do vậy tài sản ròng của hộ gia đình chính là tổng tài sàn sở hữu.

Hộ gia đình

Tài sản

Nợ

Tiền: 50

 

Trái phiếu: 25

 

Vốn sở hữu:  275

 

Tài sản ròng =Tài sản –Nợ= 350

Note: Đơn vị tiền tệ: $- Đồng đô la

2)      Doanh nghiệp: Nguốn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn chính: trái phiếu và vốn đóng góp của cổ đông. Tài sản của doanh nghiệp gồm có tiền và vốn tư bản. Bởi vì tài sản = nợ nên Tài sản ròng của doanh nghiệp là 0.

Doanh nghiệp

Tài sản

Nợ

Tiền: 100

Trái phiếu: 25

Vốn: 200

Vốn đóng góp: 275

Tài sản ròng= Tài sản –Nợ= 0

Note: Đơn vị tiền tệ: $- Đồng đô la

3)      Chính phủ: Không có tài sản thực, nhưng tại một vài thời điểm trong quá khứ, chính phủ phát hành tài sản tài chính – tiền- để thanh toán cho các khoản chi tiêu. Từ khía cạnh kế toán, tiền thuộc về khoản nợ của chính phủ. Tài sản ròng của chính phủ là -150[2]

Chính phủ

Tài sản

Nợ

 

Tiền:150

 

 

Tài sản ròng= -150

Note: Đơn vị tiền tệ: $- Đồng đô la

Nếu kết hợp giữa khu vực hộ gia đình và doanh nghiệp, ta có bảng cân đối như sau:

Hộ gia đình + Doanh nghiệp

Tài sản

Nợ

Tiền: 150

 

Vốn: 200

 

 

 

Tài sàn ròng=Tài sản –Nợ= 350

Note: Đơn vị tiền tệ: $- Đồng đô la

Chú ý rằng “Trái phiếu và vốn sở hữu/đóng góp” không còn còn xuất hiện trong bảng kết hợp của khu vực tư (hộ gia đình + doanh nghiệp) vì nó chỉ là sự luân chuyễn giữa các thành phần trong khu vực tư với nhau.

Khoản tiền $150 được gọi là tiền bên ngoài. Trước khi đưa ra khái niệm “tiền bên ngoài”, chúng ta cùng xét ví dụ về tiền bên trong như sau.

Giả định chính phủ muốn mua $15 trái phiếu của doanh nghiệp thông qua thị trường mở. Để làm vậy, chính phủ phát hành $15 tiền giấy. Bảng cân đối của các thành phần trong nền kinh tế như sau:

Chính phủ

Tài sản

Nợ

Trái phiếu: 15

Tiền:165

 

 

Tài sản ròng= -150

Note: Đơn vị tiền tệ: $- Đồng đô la

 

Hộ gia đình

Tài sản

Nợ

Tiền: 65

 

Trái phiếu: 10

 

Vốn sở hữu:  275

 

Tài sản ròng=Tài sản –Nợ= 350

Note: Đơn vị tiền tệ: $- Đồng đô la

Doanh nghiệp

Tài sản

Nợ

Tiền: 100

Trái phiếu: 25

Vốn: 200

Vốn đóng góp: 275

Tài sản ròng= Tài sản –Nợ= 0

Note: Đơn vị tiền tệ: $- Đồng đô la

Không có thay đổi trong bảng cẩn đối của doanh nghiệp. Tài sản ròng của hộ gia đình không thay đổi nhưng cấu trúc tài sản thay đổi với sự tăng lên của tài sản tiền từ $50 đến $65 và sự giảm đi của trái phiếu từ $25 xuống $10. Nếu kết hợp giữa khu vực hộ gia đình và doanh nghiệp, ta có bảng cân đối như sau:

Hộ gia đình + Doanh nghiệp

Tài sản

Nợ

Tiền: 165

Trái phiếu: 15

Vốn: 200

 

Tài sản ròng=Tài sản –Nợ= 350

Note: Đơn vị tiền tệ: $- Đồng đô la

Số tiền nắm giữ của khu vực tư tăng lên là: $15 = $165-$150. Đây chính là số tiền được phát hành mới bởi chính phủ và là khoản nợ của khu vực tư đối với chính phủ. $15 này được gọi là tiền bên trong.

Do vậy, một cách đơn giản đơn giản để phân biệt tiền bên trong và tiền bên ngoài là căn cứ vào tài sản nợ trong mối liên hệ với khoản tiền đấy. Tiền bên trong thì được bảo đảm bởi tài sản nợ. Tiền bên ngoài có bản chất sắc lệnh (fiat nature) hoặc được bảo đảm bởi  những tài sản khác mà cung ròng khác không, ví dụ như vàng (Khu vực tư có thể mang $150 đến chính phủ và đổi vàng).

Hoặc có thể hiểu như:

Tiền bên ngoài: khoản tiền ròng mà là tài sản của khu vực tư.

Tiền bên trong: khoản tiền ròng không thuộc tài sản ròng của khu vực tư

Đối chiếu với các thước đo tiền tệ thông thường thì Tiền bên ngoài chính là M0[3]. Và hầu hết tiền trong nền kinh tế hiện đại là tiền bên trong.

Tôi sẽ sử dụng hai khái niệm này để trao đổi về những chỉ trích liên quan đến hiệu ứng Pigou trong bài viết sau.


[1] Dựa trên: Lagos, Ricardo A. Inside and outside money. No. 374. Federal Reserve Bank of Minneapolis, 2006.

[2] Nếu tiền được bảo đảm bởi tài sản thực, ví dụ như vàng, thì giá trị của vàng sẽ được trình bày ở cột tài sản của chính phủ. Tiền được phát hành sẽ được bảo đảm bởi chính phủ để mua lại và đổi ra vàng.

[3] M0: Tiền cơ sở bao gồm (i) dự trữ ngân hàng thương mại (NHTM) tại ngân hàng trung ương (NHTU) và (iii) tiền lưu thông (bao gồm cả tiền dự trữ trong kho của ngân hàng thương mại).

Một số thước đo tiền tệ khác gồm có: M1, M2, M3. Định nghĩa của các thước đo tiền tệ này thường như sau:

  • M1: Tiền lưu thông + tài khoản séc (Chú ý: M1 không bao gồm tiền gửi của NHTM tại NHTU và tiền dự trữ trong kho của NHTM. )
  • M2 = M1 + tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn với giá trị nhỏ  (<$100,000)
  • M3= M2 + tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn với giá trị lớn  (>$100,000)

Enjoy nào — Bộ phim về khủng hoảng tài chính 2008- “Inside Job”- Đạo đức của những nhà kinh tế

‘Inside Job’ provides a comprehensive analysis of the global financial crisis of 2008, which at a cost over $20 trillion, caused millions of people to lose their jobs and homes in the worst recession since the Great Depression, and nearly resulted in a global financial collapse. Through exhaustive research and extensive interviews with key financial insiders, politicians, journalists, and academics, the film traces the rise of a rogue industry which has corrupted politics, regulation, and academia. It was made on location in the United States, Iceland, England, France, Singapore, and China.

Các bạn có thể tìm thấy link để download phim này bằng cách search google và chọn link ở 1giay.net với từ khóa là:

“Inside job” 1giay.net

Giới thiệu về quy tắc Taylor

The Taylor Rule

The following discussion is taken from the chapter “Monetary Policy Guidelines,” which was written by John Taylor for the book Inflation, Unemployment, and Monetary Policy (MIT Press, 1998). In this portion, Professor Taylor describes some of the important features that a monetary policy “rule” should possess, including its advantages over a pure discretionary framework. The discussion then concludes with a brief outline of the mechanics of the Taylor Rule.

Modern research in macroeconomics provides many reasons why monetary policy should be evaluated and conducted as a policy rule – or contingency plan for policy – rather than as a one-time change in policy. First, the time-inconsistency literature shows that without commitment to a rule policymakers will be tempted to choose a suboptimal inflation policy—one that has a higher average inflation rate and no lower unemployment than a policy with a lower average inflation rate. Second, one needs to stipulate future as well as current policy actions in order to evaluate the effects of policy. (This is a positive statement of the Lucas critique of policy evaluation.) It is why virtually all policy evaluation research on monetary policy in recent years has focused on policy rules. Third, credibility about monetary policy appears to improve its performance; sticking to a policy rule will increase credibility about future policy action. Fourth, policy rules that give market participants a way to forecast future policy decisions would reduce uncertainty. Fifth, policy rules are a way to teach new policymakers, students, and the public in general about the operations of the central bank. Finally, policy rules increase accountability, potentially requiring policymakers to account for differences between their actions and policy rules.

In arguing in favor of policy rules I recognize that certain events may require that the rule be changed or departed from; that is, some discretion is required in operating the rule. But there is still a big difference between a policy approach that places emphasis on rules and one that does not. With a policy rule in mind the analysis of policy—including questions about whether a deviation from the rule is warranted—will tend to focus more on the rule rather than pure discretion. But to be more specific about rules versus discretion one needs to be more specific about the policy rule. What should the rule be? . . .

A survey of simulations of econometric models with rational expectations suggests to me that monetary policy should respond in the following way. First, the policy should respond to changes in both real GDP and inflation. Second, the policy should not try to stabilize the exchange rate, an action which frequently interferes with the domestic goals of inflation and output stability. Third, the interest rate rather than the money supply should be the key instrument that is adjusted. Because of the nature of the trade-off between inflation stability and output stability, the weights on these two measures of stability appear to matter relatively little for these general conclusions.

In order to investigate the practical application of such a policy rule, several years ago I proposed a specific formula for policy that had these characteristics. According to this policy rule the federal funds rate is increased or decreased according to what is happening to both real GDP and inflation. In particular, if real GDP rises one percent above potential GDP the federal funds rate should be raised, relative to the current inflation rate, by .5 percent. And if inflation rises by one percent above its target of 2 percent, then the federal funds rate should be raised by .5 percent relative to the inflation rate. When real GDP is equal to potential GDP and inflation is equal to its target of 2 percent, then the federal funds rate should remain at about 4 percent, which would imply a real interest rate of 2 percent on average.

The policy rule was purposely chosen to be simple. Clearly, the equal weights on inflation and the GDP gap are an approximation reflecting the finding that neither variable should be given a negligible weight.

Source: Economic Research, Federal Reserve Bank of ST.Louis

Căn bệnh Hà Lan (Dutch disease)

Dành cho các bạn sinh viên năm 2:

Xuất khẩu hàng hóa (Thông thường là xuất khẩu tài nguyên – Trường hợp Hà Làn, là xuất khẩu gas) khiến giá nội tệ tăng, do đó làm giảm tính cạnh tranh của nền kinh tế, dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai và khiến nền kinh tế phụ thuộc lớn hơn vào hàng hóa xuất khẩu đấy.

Xem ví dụ trong bài: It’s only natural
Commodities alone are not enough to sustain flourishing economies

“Second, many economists worry about “Dutch disease”, a term coined by this newspaper in 1977 to describe the impact of a North Sea gas bonanza on the economy of the Netherlands. This malady involves commodity exports driving up the value of the currency, making other parts of the economy less competitive, leading to a current-account deficit and even greater dependence on commodities. This matters all the more because mining and hydrocarbons are capital-intensive businesses, generating relatively few jobs.

The commodity boom, together with capital inflows attracted by better economic prospects, has already pushed up the value of some of the region’s currencies. For example, São Paulo seems extraordinarily expensive to any visitor. The strength of the Brazilian currency, the real, worries officials and industrialists.”

Thế nào là mức giá quốc tế “What is Internation dollar price” ?

Question: The currency used when reporting PPP data is the “international dollar”. Is that the same as the US Dollar, if not, how is it calculated. The reason I ask is, for the GDP per capita (PPP) I need to convert those figures into Euro’s and I am uncertain if its simply a question of adjusting by the euro/dollar exchange rate or not?

Answer:Thank you for your question. PPP rates are not the same as U.S. dollars. The Purchasing-power-parity (PPP) between two countries is the rate at which the currency of one country needs to be converted into that of a second country to ensure that a given amount of the first country’s currency will purchase the same volume of goods and services in the second country as it does in the first. In the WEO online database, it is expressed as local currency per U.S. dollar. The advantages and disadvantages of using PPP-based exchange rates rather than market exchange rates are discussed in the Finance & Development article PPP Versus the Market, Which Weight Matters? (March 2007) and Box 1.2 of the September 2003 World Economic Outlook (WEO). Please see the WEO database’s FAQ for more information.

To convert the GDP per capita in PPPs to euros, you will simply need the euro/PPP conversion rate. Unfortunately, we do not provide this series directly. What you could do is convert the GDP PPP per capita series into U.S. dollars by taking the ratio of “Gross domestic product, current prices in U.S. dollars” and “Gross domestic product based on purchasing-power-parity (PPP) valuation of country GDP” for the euro area group (see here) and multiplying it by the per capita series. Once you have the GDP per capita in U.S. dollars, then you can use your euro/USD exchange rate from your data or other external databases (EuroStat) to do the final conversion.

Nguồn: http://forums.imf.org/showthread.php?t=125

Phân biệt giữa Tỷ giá thị trường và tỷ giá dựa trên ngang giá sức mua.

Đây là một bài tóm tắt đơn giản về khái niệm PPP, tỷ giá tính theo PPP và theo thị trường. Các bạn sinh viên có thể nghiên cứu bài này để hiểu rõ hơn sự phân biệt giữa hai loại tỷ giá này

PPP Versus the Market: Which Weight Matters?

Tim Callen

How fast is the global economy growing? Is China contributing more to global growth than the United States? Is the average person richer in Canada or in Switzerland? These types of questions are of great interest to economists and others, and at first blush it appears reasonable to assume that each has a clear-cut answer. But, as with many things in economics, the reality is different.

To answer the questions, one must compare the value of the output from different countries. But each country reports its data in its own currency. That means that to compare the data, each country’s statistics must be converted into a common currency. However, there are several ways to do that conversion and each can give a markedly different answer. “Back to Basics” explains the difference between the two main methods of making international comparisons of economic variables.

Two different yardsticks

International financial institutions produce a wide range of regional and global statistics. The IMF, one of these institutions, publishes many of its statistics—such as real GDP growth, inflation, and current account balances—twice a year in its World Economic Outlook (WEO). These statistics combine, or aggregate, the results from many countries into an average. The importance, or weight, of an individual country’s data in the overall result depends on the size of its economy relative to the others being compared. To derive these weights, one converts the GDP of a country in national currency terms to a common currency (in practice, the U.S. dollar).

One of the two main methods of conversion uses market exchange rates—the rate prevailing in the foreign exchange market (using either the rate at the end of the period or an average over the period). The other uses the purchasing power parity (PPP) exchange rate—the rate at which the currency of one country would have to be converted into that of another country to buy the same amount of goods and services in each country.

To understand PPP, let’s take a commonly used example, the price of a hamburger. If a hamburger is selling in London for £2 and in New York for $4, this would imply a PPP exchange rate of 1 pound to 2 U.S. dollars. This PPP exchange rate may well be different from that prevailing in financial markets (so that the actual dollar cost of a hamburger in London may be either more or less than the $4 it sells for in New York). This type of cross-country comparison is the basis for the well-known “Big Mac” index, which is published by the Economist magazine and calculates PPP exchange rates based on the McDonald’s sandwich that sells in nearly identical form in many countries around the world.

Of course, any meaningful comparison of prices across countries must consider a wide range of goods and services. This is not an easy task, because of the amount of data that must be collected and the complexities in the comparison process. To facilitate price comparisons across countries, the International Comparisons Program (ICP) was established by the United Nations and the University of Pennsylvania in 1968. PPPs generated by the ICP are based on a global survey of prices. For the ongoing 2003–06 round, each of the participating countries (about 147) provides national average prices for 1,000 closely specified products.

PPP versus market rates

So which method is better? The appropriate way to aggregate economic data across countries depends on the issue being considered. Market exchange rates are the logical choice when financial flows are involved. For example, the current account balance represents a flow of financial resources across countries. It is appropriate to use the market exchange rate to convert these flows into dollars when aggregating across regions or calculating the global current account discrepancy. But for other variables, the decision is less clear cut. Take real GDP growth. International organizations use different approaches. The World Bank uses market-based rates to determine the weights in its regional and global aggregations of real GDP, whereas the IMF and the Organization for Economic Cooperation and Development use weights based on PPP rates (although the IMF also publishes a global growth aggregate based on market rates in the WEO). Each methodology has its advantages and disadvantages.

Advantages of PPP. A main one is that PPP exchange rates are relatively stable over time. By contrast, market rates are more volatile, and using them could produce quite large swings in aggregate measures of growth even when growth rates in individual countries are stable. Another drawback of market-based rates is that they are relevant only for internationally traded goods. Nontraded goods and services tend to be cheaper in low-income than in high-income countries. A haircut in New York is more expensive than in Lima; the price of a taxi ride of the same distance is higher in Paris than in Tunis; and a ticket to a cricket game costs more in London than in Lahore. Indeed, because wages tend to be lower in poorer countries, and services are often relatively labor intensive, the price of a haircut in Lima is likely to be cheaper than in New York even when the cost of making tradable goods, such as machinery, is the same in both countries. Any analysis that fails to take into account these differences in the prices of nontraded goods across countries will underestimate the purchasing power of consumers in emerging market and developing countries and, consequently, their overall welfare. For this reason, PPP is generally regarded as a better measure of overall well-being.

Drawbacks of PPP. The biggest one is that PPP is harder to measure than market-based rates. The ICP is a huge statistical undertaking, and new price comparisons are available only at infrequent intervals. Methodological questions have also been raised about earlier surveys. In between survey dates, the PPP rates have to be estimated, which can introduce inaccuracies into the measurement. Also, the ICP does not cover all countries, which means that data for missing countries have to be estimated.

Does it make a difference?

It depends. There is a large gap between market and PPP-based rates in emerging market and developing countries, for most of which the ratio of the market and PPP U.S. dollar exchange rate is between 2 and 4. But for advanced countries, the market and PPP rates tend to be much closer. As a result, developing countries get a much higher weight in aggregations that use PPP exchange rates than they do using market exchange rates. China’s weight in the global economy is more than 15 percent using PPP exchange rates, but less than 5 percent with market-based weights. For India, the figures are 6 percent and 1.5 percent, respectively.

Thus, the choice of weights makes a big difference in calculations of global growth, but little difference to estimates of aggregate growth in advanced countries. The per capita income gap between the richest and poorest countries is modestly reduced under PPP exchange rates (although it remains exceptionally large), and some countries jump up or down the income scale depending on the exchange rate conversion used.

So how fast is the global economy growing? Using PPP, the latest WEO estimates that global growth was 5.1 percent in 2006, but only 3.8 percent at market rates.

Who contributes more to global growth, China or the United States? Using PPP it’s China. But using market rates, the United States wins out (see chart).

Which country is richer, Canada or Switzerland? Even among advanced countries, the choice of weights can matter. Using market rates, per capita income in Switzerland exceeds that in Canada, but when PPP rates are used the situation is reversed.

Tim Callen is Chief of the World Economic Studies Division in the IMF Research Department.

Nguồn: http://www.imf.org/external/pubs/ft/fandd/2007/03/basics.htm