Tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam

Bài viết này cũ rồi nhưng trích lại ở đây để có dịp suy ngẫm:

Dự báo lạm phát 2015 thấp: “Cơ hội tiếp tục hạ lãi suất” (Hà My)

Trích như sau:

“Có một thực tế là trong những năm gần đây, Việt Nam luôn phải đối mặt với việc phải lựa chọn giữa tăng trưởng và kiềm chế lạm phát.”

“Khái quát của một viện nghiên cứu chỉ ra rằng, về mối tương quan này hiện đang có hai luồng ý kiến. Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng, lạm phát và tăng trưởng của Việt Nam có quan hệ tỷ lệ nghịch, khi lạm phát ở ngưỡng thấp, khoảng dưới 5% (2000 – 2003) thì tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định. Nhưng khi lạm phát ở ngưỡng cao, xấp xỉ hoặc ở mức hai con số (2007 – 2011) thì tăng trưởng có xu hướng chững lại và giảm xuống.”

==> Mấu chốt chính là con số “5%”. 

“Luồng ý kiến thứ hai cho rằng, mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát là mối quan hệ đánh đổi, tức là muốn đạt mức tăng trưởng cao thì phải chấp nhận mức lạm phát cũng cao, còn muốn kiềm chế lạm phát ở mức thấp thì không thể đạt được mức tăng trưởng cao được.”

==> Cái này thì quá rõ là Phillip curve và Keynes rồi. Kết luận không tính đến yếu tố kỳ vọng lạm phát. Hơn nữa, lý thuyết chính sách tiền tệ đã chỉ ra rằng không nhất thiết phải có lạm phát cao mới tăng trưởng cao. Ngẫm điều gì xảy ra nếu lạm phát cứ 2 con số?

“Với cách tiếp cận khác, xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát từng năm trong cả chuỗi 20 năm qua, viện này cho rằng những năm mức tăng trưởng cao hơn lạm phát là những năm kinh tế – xã hội của đất nước tương đối ổn định, còn những năm tăng trưởng thấp hơn lạm phát là những năm nền kinh tế thường gặp các bất ổn vĩ mô.”

==> Kết luận này có 2 điểm cần chú ý: 1) Làm sao để mức độ tăng trưởng hơn lạm phát? 2) Ổn định vĩ mô đúng hơn là nguyên nhân tại sao tăng trưởng cao hơn lạm phát. 

Dẫu sao, cũng ghi chép lại để suy nghĩ khi có dịp làm về lạm phát ở Việt Nam.

Learn from Pope John Paul

“The social order will be all the more stable, the more it takes this fact into account and does not place in opposition personal interest and the interests of society as a whole, but rather seeks ways to bring them into fruitful harmony. In fact, where self-interest is violently suppressed, it is replaced by a burdensome system of bureaucratic control which dries up the wellsprings of initiative and creativity. When people think they possess the secret of a perfect social organization which makes evil impossible, they also think that they can use any means, including violence and deceit, in order to bring that organization into being. Politics then becomes a “secular religion” which operates under the illusion of creating paradise in this world.”
Pope John Paul II (1978 – 2005).

Personal notes about Data sources

I. US economy
– Estimate of Output gap (Congressional Budget Office (CBO))
Transcripts of FOMC meetings (Released to the public with a lag of roughly 5 years)
– Daily/Monthly/Annually effective funds rate: http://www.federalreserve.gov/releases/h15/data.htm
– Monthly/Quarterly effective funds rate: http://research.stlouisfed.org/fred2/graph/?id=FEDFUNDS (Monthly data = average of daily data; Quarterly data: average-sum-end of period monthly data)

II. UK
Forecasts for the UK economy

Hướng dẫn khai thác dữ liệu từ IMF- Dành cho các bạn không có tài khoản (Cập nhật ngày 12/07/2014)

Xem hướng dẫn mới tại:

https://kinhteking.wordpress.com/2015/02/26/du-lieu-imf/

THÔNG BÁO : 29/12/2014

Hiện trang data của IMF đang có vấn đề nên không thể tiếp tục từ bước 3. Mình đã contact IMF và hy vọng sẽ nhận được phản hồi sớm!

THÔNG BÁO 12/07/2014:

NHƯ ĐÃ ĐỀ CẬP LẦN TRƯỚC: IMF THAY ĐỔI GIAO DIỆN NÊN HƯỚNG DẪN CŨ KHÔNG DOWNLOAD ĐƯỢC DATA. MÌNH ĐÃ CẬP NHẬT CÁC BƯỚC ĐỂ HƯỚNG DẪN TÌM DATA TỪ IMF. CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

THÔNG BÁO 22/03/2014:

HIỆN CHƯƠNG TRÌNH FREE TRIAL CỦA IMF ĐANG KHÔNG VÀO ĐƯỢC VÌ IMF MỚI NÂNG CẤP HỆ THỐNG DỮ LIỆU. MÌNH ĐÃ LIÊN LẠC ĐỂ XEM VẤN ĐỀ THẾ NÀO. SẼ THÔNG BÁO LẠI CÁC BẠN KHI CÓ THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhiều dữ liệu vĩ mô về nền kinh tế sẵn có ở (Quỹ tiền tệ quốc tệ IMF), tuy nhiên để có những dữ liệu này đòi hỏi các bạn phải mua tài khoản, rất tốn kém (Ở các nước phát triển, các trường đại học sẽ mua các dữ liệu này, nên sinh viên có thể đăng nhập tự do). Tuy nhiên nếu trong trường hợp trường không có nguồn dữ liệu này, các bạn có thể áp dụng một số cách để có được dữ liệu mình muốn, phổ biến là bằng cách dùng bản Trial của IMF. Sau đây là một số bước thực hiện: (Lưu ý, sau một thời hạn nhất định khoảng 5 ngày tài khoản đăng nhập của bạn bị đóng, lúc đấy bạn cần có 1 email mới để đăng ký lại quy trình)

Chú ý: Nếu các bạn không hiểu những khái niệm trong dữ liệu. Bạn có thể tham khảo hai tài liệu sau:

Huong dan doc IFS
IFSNotes

Trong hướng dẫn này tôi sẽ minh họa bằng cách tìm số liệu lãi suất của Việt Nam

B1: http://www.imfbookstore.org

B2: Chọn Statistical data

Step 2

B3: Chon nhóm số liệu bạn cần. Có 4 nhóm là: IFS, BOP, DOT, GFS (Mỗi nhóm đều có hướng dẫn cụ thể về số liệu nó có)

Dữ liệu thống kê tài chính quốc tế: IFS (Thông thường có cả dữ liệu theo tháng, quý và năm)
+ Cán thân thanh toán
+ Tiền tệ và ngân hàng
+ Tỷ giá hối đoái
+ Lãi suất
+ Giá cả
+ Thanh khoản quốc tế
+ Tài khoản chính phủ
+ Tài khoản quốc gia
+ Giao dịch quốc tế
+ Dân số

Dữ liệu chi tiết về cán cân thanh toán: BOP (Dữ liệu theo Quý và năm)
Dữ liệu về dòng thương mại (DOT): Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của quốc gia với các đối tác
Dữ liệu về tài chính chính phủ (GFS): Số liệu chi tiết về ngân sách chính phủ

Trong hướng dẫn này tôi sẽ minh họa bằng cách chọn dữ liệu IFS vì IFS có số liệu lãi suất. Chọn “Order subscription to IFS Online Edition”

step-3

B4: Click vào 5-day free trial

step-4

B5: Sau đó, click vào “Procedd to check out”

step-5

B 6: Chọn: “Register here”
Nếu bạn đã có account, bạn điền email và password vào để đăng nhập (Chú ý rằng, vì chỉ được 5 ngày nên sau 5 ngày nếu bạn muốn dùng miễn phí, bạn cần tạo tài khoản mới với một email mới)

Step-6

Step 7

Sau đó bạn sẽ nhận được email xác nhận:

Step-8

80

B7: Sau khi click vào link trong email của bạn. Bạn điền các thông tin như sau:
Chỉ cần điền vào những chổ in đậm

Step81

Chú ý, Zip/postal code của Viet Nam la: 10000

Step82

Step83

Sau đó bạn click vào “Submit Order”

Step 9

Step92

B8: Bạn check email và làm theo hướng dẫn sau :

step-10

Step10

Step 11

Chú ý: Bạn viết lại Email đã đăng ký của bạn nhưng bạn phải tạo password mới.

Step 111

Sau đó bạn check email của bạn:

Step 112

Step113

B9: Trong lần đăng ký đầu tiên, sau khi hoàn thành bước 8, bạn đến thẳng bước 10 phía dưới vì bạn đã được đang nhập. Trong các lần sau, bạn vào link http://elibrary-data.imf.org

Step10

Sử dụng email và password được tạo ra ở bước 8 để đăng nhập:

step 999

B10: Vì bạn đã chọn dữ liệu IFS ở bước 3, nên IFS sẽ xuất hiện bên cột trái của website

Hướng dẫn tìm số liệu lãi suất cho vay, huy động, chiết khấu của Việt Nam từ Quý 1 2000 đến quý 4 năm 2012

I. Bạn đánh vào ô Quick filter “Vietnam”- thì Vietnam sẽ xuất hiện và bạn tích vào ô vuông

II. Chọn concept bên tay trái: 3 loại lãi suất

Cách 1: Click vào “expand all” và tìm đến 3 ô lãi suất và tick vào (nếu bạn muốn download toàn bộ data để lưu lại trong máy tránh tình trạng bạn hết hạn đăng nhập. Bạn có thể chọn “select all” bên cạnh “Expand all”

Cách 2: Bạn đánh “Interest rate” vào Quick Filter và tick vào 3 ô lãi suất

III. Bạn chọn ô đơn vị (Trong ví dụ này, lại suất chỉ có đơn vị là phần trăm hàng năm- bạn tích vào ô này. Đối với các số liệu khác, có thể có một vài đơn vị, bạn chọn đơn vị bạn muốn)

IV. Bạn chọn khoảng thời gian của data bạn cần . Ví dụ này, tôi chọn số liệu theo quý từ 2000 đến 2012. Sau đó bạn chọn “View Data”

V. Data xuất hiện như sau (Nếu data không xuất hiện- bạn xem lại cách bạn chọn I, II, III, IV, hoặc có thể do IMF không thống kê số liệu đó. Lúc này bạn nên tìm ở những nguồn khác). nếu bạn muốn download filve excel data về thì bạn có thể click vào biểu tượng Excel ở góc trái

Trên đây là tất cả các bước được minh họa chi tiết. Chúc các bạn thành công.

Suy nghĩ về tự do kinh tế và tăng trưởng kinh tế

Heritage Foundation gần đây đã công bố chỉ số tự do kinh tế của các nền kinh tế trên thế giới (http://www.heritage.org/Index/explore), trong đóđáng chú ý là sự suy giảm mức độ tự do kinh tế của cả thế giới nói chung và các quốc gia nói riêng, đặc biệt là của Hoa Kỳ, một quốc gia được “mệnh danh” là người đi đầu của tự do Kinh tế. Nhân dịp này, EDWIN cũng có một bài bình luận về sự suy giảm của tự do kinh tế trên tờ Wall Street: A Step Backward for Economic Freedom in 2012 và nhấn mạnh rằng “chính các quốc gia Bắc Mỹ và châu Âu đã khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng suy thoái lớn do sự gia tăng của  những quy định chính phủ cũng như sử dụng quá mức các gói kích cầu”

Nguồn: http://www.heritage.org/Index/

Quan điểm này đáng để suy nghĩ về mối liên hệ giữa tự do kinh tế và tăng trưởng kinh tế? Nếu chấp nhận giả thuyết tự do kinh tế là một động lực quan trọng với tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ thì câu chuyện đáng bàn ở một vài điểm sau đây:

1.  Từ năm 2000-2007 (2007 là năm xảy ra khủng hoảng), chi tiêu chính phủ/GDP tăng dần nghĩa là sự can thiệp lớn dần, nói cách khác là chỉ số can thiệp tăng dần hay  chỉ số tự do “chi tiêu chính phủ” giảm dần, trong khi mức độ chỉ số tự do kinh tế chung không thay đổi đáng kế, điều này được lý giải bởi mức tự do tăng lên đáng kể trong thương mại và  kinh doanh. Đáng chú ý là độ tự do của chính sách tiền tệ không thay đổi nhiều, vẫn duy trì ổn định ở mức trước khủng hoảng.

Nguồn: IFS

2. Ngược lại, từ năm 2010q3 đến nay, khi mức độ tự do của chính sách tiền tệ suy giảm , thì chỉ số  tự do kinh tế (màu xanh da trời) suy giảm rất nhanh và cùng đấy là sự thật nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn chưa thoát được khỏi cuộc suy thoái  – có thể nghi ngờ rằng chính mức độ tự do kinh tế suy giảm đã khiến tăng trưởng của nền kinh tế yếu hơn so với các thời kỳ trước. Nguyên nhân của sự suy giảm mạnh trong chỉ số tự do kinh tế do nhiều yếu tố, nhưng trong đó 2 cấu phần quan trọng nhất là: sự can thiệp ngày càng sâu hơn của chính phủ khi tỷ trọng chi tiêu của chính phủ trên GDP ngày càng tăng nhanh so với thời kỳ trước (từ 60 trong năm 2009 giảm còn 47 trong năm 2012). Cùng với đấy là những hành động “khó hiểu” trong chính sách tiền tệ (Chính sách tiền tệ giật cục cùng với việc can thiệp vào hệ thống giá cả)  đã khiến mức độ tự do tiền tệ giảm gần 7 điểm từ năm 2009 đến năm 2012, đặc biệt là giai đoạn 2009-2010. Qua những quan sát này, có thể nhận thấy chính sách tiền tệ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hoa Kỳ.

Dường như mọi việc đang xấu hơn với nền kinh tế Hoa Kỳ, điều quan trọng cần là: Tăng cường mức độ tự do kinh tế, đây được xem là động lực quan trọng của nền kinh tế này. Do vậy, trước hết cần phải  đưa chính sách tiền tệ quay lại quy đạo vốn có của nó (chính sách tiền tệ nhất quán có thể dự báo như Quy tắc Taylor và hạn chế can thiệp vào hệ thống giá- Let the winds of freedom blow) và thực hiện kỷ luật tài khóa- chú trọng đến các khỏan chi tiêu của chính phủ.

Trong 2 điều này, tôi nghĩ rằng chính sách tiền tệ đóng vai trò quan trọng hơn bởi có thể thấy thời kỳ gần đây, khi mức độ tự do tiền tệ ngày càng giảm (2010 đến nay) thì chỉ số tự do của nền kinh tế Hoa Kỳ giảm nhanh hơn, dẫn đến tăng trưởng chậm lại dần và kéo dài suy thoái, ngược lại, khi tự do tiền tệ ít bị ảnh hưởng (2007-2010) thì dù chi tiêu chính phủ tăng lên, mức độ suy giảm của tự do kinh tế không đáng kể và nền kinh tế bộc lộ những dấu hiệu phục hồi. Nói cách khác chính sách tiền tệ nhạy cảm nhiều với tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ.

Một vài suy nghĩ sau khi đọc những chính sách phi truyền thống của ngân hàng trung ương

Xem bài: Central banks: Crazy Aunt on the loose

+ The balance-sheets of all four institutions have ballooned as they expand the volume and range of assets and loans they hold (see charts) ?? Is increasing the balance-sheet a monetary tool? How effective ?

+ Central banks have never been comfortable with unconventional monetary policies such as verbal interest-rate commitments and quantitative easing (QE), the purchase of assets by printing money ?? Impacts of such policies in comparison with the conventional ones?

+ How long could she (crazy aunt- unconvetional policies) stay out?

+Reducing interest rate to near zero and then asset purchases would be the next logical step. The question is: which assets? Mr Blinder notes QE can work by narrowing the spread between long-term and short-term rates or between private and government rates. The first is best conducted by purchasing government debt, the second by purchasing private debt. (The Bank of England has stuck firmly to the first route, leaving it to the Treasury to extend credit to the private sector. The Fed has done a bit of both by purchasing federally-backed mortgage bonds as well as Treasuries, but avoided purchases of private assets because of legal and political constraints.)

+Although expanded purchases of peripheral government bonds would be more effective, Ms Bartsch therefore reckons the bank is likely first to conduct QE through expanded purchases of private debt such as bank and corporate bonds (difference if conducting QE through expanded purchases of government debt)

Những câu hỏi  trên đây có thể là “những câu hỏi nghiên cứu” đối với một đề tài thạc sỹ hoặc là ý tưởng cho nghiên cứu tiến sỹ

Một vài suy nghĩ về đề xuất chính sách mục tiêu GDP danh nghĩa của P. Krugman và C. Romer Some thoughts on “Nominal GDP targeting policy” suggested by Paul Krugman and Christina Romer

Recently, in his familiar corner on The New York Times, Paul Krugman -Nobel laureate 2008-, in A Volcker Moment Indeed (Slightly Wonkish), shared the idea on adopting a nominal GDP (NGDP) targeting with Christina Romer (also in http://www.nytimes.com/2011/10/30/business/economy/ben-bernanke-needs-a-volcker-moment.html?_r=1).
It is not too much difficult to understand such a policy which aims to lead the economy out of the recession and create more jobs. However, I still have some thoughts with this recommendation:

1. First, whatever the policy instrument is, this policy will definitely put more pressure on inflation which has increased in the recent months and do not show any decreasing signal (See figure below). We all know that nominal GDP is known as current dollar GDP which is not adjusted for inflation. The higher the price level the higher the nominal GDP. Put in another, targeted nominal GDP can be obtained easily due to an increase in price. If this happens, nothing change in the economy in term of real things, say unemployment, real GDP.

Source: Third Quarter 2011 Survey of Professional Forecasters
2. Moreover, I think that nothing in terms of economics is important in the absolute value. What we often take into account is the relative value, say GDP growth rate compared to the previous year/quarter. Unfortunately, it was not shown in their suggestions. More importantly, if the inflation rate keeps climbing to a level being higher and larger than the nominal GDP growth rate, it will possibly sink the economy deeply. No one want to see such a scenario.
3. The last one is What policy instrument(s) should be chosen to achieve such a target? If it has yet specified, this policy should not be applied at this moment because there is a possibility that the policy is of the discretionary type which is not good for the current US economy situation as regarded by Taylor or stated by Allan Meltzer at http://www.aei.org/events/2011/11/16/the-fed-hero-villain-or-both/.

In my opinion, the best policy choice in the current is to follow a rule. It could be interest rate rule as suggested by Taylor or money supply rule of Milton Friedman.

Anh N.

Đôi điều về lý thuyết lạm phát

“Lạm phát” là một trong những từ được nhắc đến nhiều nhất ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Dường như từ này cũng là “nỗi kinh hoàng” của nhiều quốc gia đang phát triển khác. Ở những quốc gia này, nhiều chính sách được thi hành theo hướng thắt chặt để kiềm chế sự tăng giá của nền kinh tế. Và trong suy nghĩ của nhiều người, “lạm phát” là một tội ác” (Mike Lenhoff, chief strategist at Brewin Dolphin: Inflation is an evil). Tại sao lại như vậy? Và có khi nào thì lạm phát được “yêu thích” không?
Tác động quan trọng và trực tiếp nhất của lạm phát chính là vào thu nhập thực của người dân (hộ gia đình). Có 2 khả năng xảy ra: 1 tốt và 1 xấu
+ Xấu: Nếu lạm phát làm xói mòn thu nhập thực của người dân, thì đây là tác động “xấu”. Điều này xảy ra khi tốc độ tăng của giá nhanh hơn tốc độ tăng của thu nhập danh nghĩa. Khoảng cách giữa 2 tốc độ này càng lớn thì nền kinh tế càng bị ảnh hưởng xấu bởi lạm phát.
+ Tốt: Nếu tốc độ tăng của lạm phát ở mức có thế chấp nhận. “Có thể chấp nhân” nghĩa là lạm phát trở thành động lực thúc đẩy tằng trưởng. Ngoài ra, còn có thể hiểu là tốc độ tăng giá nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng thu nhập danh nghĩa.
Tiếp cận từ khía cạnh “tốt”, trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế Hoa Kỳ, gần đây Nhà kinh tế Kenneth Rogoff (Harvard Uni) trên NPR (National Public Radio) cho rằng: Lạm phát cần được đẩy cao hơn để khuyến khích tiêu dùng, đầu tư và đưa giá nhà trở lại mức cân bằng. Cụ thể hơn, theo Rogoff, lạm phát sẽ góp phần đẩy giá nhà lên, nói cách khác số lượng người dân thực có giá trị tài sản từ chính những ngôi nhà của họ tăng lên. Giá tăng dẫn đến những người mua (đang chờ đợi giá giảm tiếp) và người mưa (không muốn bán tại mức giá lỗ) trở lại thị trường. Ngoài ra lạm phát sẽ làm giảm giá trị của các khoản nợ, giảm áp lực lên những người đang giữ các khoản nợ. Một ví dụ được Rogoff dẫn ra chính là tình huống của Nhật Bản: Chính sách tái lạm phát khi lãi suất của nước này xấp xỉ bằng 0.
Cụ thể hơn Rogoff đề xuất lạm phát nên tăng đến 5%/ năm.
Tuy nhiên, từ góc nhìn khác, Taylor (Standford Uni- người đề xuất quy tắc Taylor) cho rằng: Ý tưởng tăng lạm phát tạm thời để thúc đẩy nền kinh tế là một điều mơ tưởng vì trên thực tế khi mà các ngân hàng trung ương chỉ muốn tăng lạm phát tạm thời, thì lạm phát thường biến thể thành lạm phát dai dẳng trong một thời kỳ dài (Có thể gọi là: Tính dai dẳng của lạm phát). Khi đấy, chính sách giảm lạm phát sẽ dẫn đến một vài tổn thương nhất định đối với nền kinh tế. Ngoài ra, không đông tình với quan điểm “lợi ích của lạm phát khi giảm giá trị các khoản nợ” như được đề cập bởi Rogoff, Taylor cho rằng: Nhiều quốc gia hiện này đang là những chủ nợ lớn của Hoa Kỳ, do vậy khi lạm phát ở Hoa Kỳ tăng, các quốc gia cho vay sẽ nhận thấy khoản cho vay của họ bị xói mòn, gây ra những vấn đề lớn ảnh hưởng đến sự tín nhiệm (credibility), đặc biệt là của chính phủ.
Suy nghĩ của Rogoff hay Taylor đều có những điểm hợp lý của riêng nó. Bản chất của vấn đề nằm ở điểm: Liệu những gì đạt được từ việc tăng lạm phát có lớn hơn những chi phí bỏ ra để giảm lạm phạt không? Nếu câu trả lời là có, thì chính sách thúc đẩy lạm phát là cần thiết. Nếu không, thì giải pháp khác cần đưa ra để đưa nền kinh tế ra khỏi giai đoạn suy thoái này là gì?
Đây là lúc các MÔ HÌNH cần lên tiếng

Xem bài gốc về tranh luận giữa Ragoff và Taylor tại: http://www.npr.org/2011/10/07/141006642/does-the-economy-need-a-little-inflation

Một số câu hỏi suy nghĩ:
1. 1% tăng lên của lạm phát sẽ làm giá tài sản (đặc biệt là giá nhà) tăng lên bao nhiều %?
2. Giả sử, chính phủ US thực hiện chính sách được đề xuất bởi Rogoff với mục tiêu lạm phát hàng năm là 5%. Có 2 phương án:
+ Chính phủ công bố là thực hiện đến năm 2015. Và đến năm đấy sẽ thức hiện chính sách giảm lạm phát? Điều này sẽ tiếp tục nảy sinh vấn đề: Time-consistence
+ Chính phủ không công bố sẽ thực hiện đến năm nào mà tùy tình hình nền kinh tế?
Phương án nào tối ưu hơn? Có lẽ phương áp công bố sẽ tối ưu hơn, bởi nó sẽ giảm tính không chắc chắn của chính sách, do vậy góp phần hạn chế những biến động có thể của vĩ mô. Tuy nhiên câu trả lời chính xác vẫn phài là kết quả của mô hình.

Chính sách tiền tệ tối ưu Việt Nam

Những nhận xét của Kelly về bài “The Inflation Debate That’s Muting the Fed’s Response” đã gợi ý một ý tưởng nghiên cứu thú vị. Tôi trích dẫn lại như sau:

@ Hi Kelly. Thanks for ur responses as well as the very interesting link on Krugman blog. Regarding the second comment, I definitely agree with you that building credibility should be conducted by the central bank, not only in Vietnam but also in all countries, as soon as possible because the nature of “credibility” is to reduce uncertainty, thus lower vulnerability.

Thanks to Kelly’s comments, I have some very interesting ideas to discuss with you guys about the monetary policy in Vietnam. Hope you find some points interesting. In terms of credibility of the central bank, there are two things should be taken into account carefully:

1. First, how to create credibility? Put in another way, what objectives of monetary policy should be targeted – exchange rate or inflation or interest rate or monetary aggregate….? I am afraid that one-size-fit-all policy experienced from other countries won’t probably work because of differences between the economies.

2. Another thing has questioned me so far is that there is a fact that most developed countries have adopted the “targeted inflation” policy- Australia also belongs to this side of the game with other developed and stable countries, so is it suitable to adopt such a monetary policy strategy for the case of developing countries, especially Vietnam? How much growth we need to sacrifice to achieve such a targeted inflation? Is it acceptable for Vietnam – a country demands growth to catch up developed countries?

Therefore, it is really important to identify:

“What is the optimal monetary policy for Vietnam between targeted inflation, targeted exchange rate, targeted monetary aggregate or interest rate rule?”

Wow, a great, great, and absolutely great question recommended to study further in the case of Vietnam. I’d love to read papers accounting for this question research or a piece of its. Any contribution to shed light this issue is valuable in the literature of the Vietnam economy. Later when I have more time, I will definitely deal with that one.

Once more, thank you very much for your interesting comments, Kelly.