Optimal Monetary Policy

1. Optimal Monetary Policy In An Open Economy
Raf Wouters and Frank Smets (2000)
Noted: Linked to IDEAS with many other influential papers in this line.

2. Openness, imperfect exchange rate pass-through and monetary policy
Raf Wouters and Frank Smets (2002)
Noted: Linked to IDEAS with many other influential papers in this line.

Australia Full-Scholarship Học bổng toàn phần của Úc 2011

1. Australian Development Scholarship
Deadline: 31 May 2011
Having requirement of working experience, but it can be exempted for some disadvantaged groups such as ethnic minority, person with a disability,…

2. Australian Leadership Awards Fellowships
Deadline: Round 9 has now closed. Round 10 will open in May 2011 and close in June 2011

3. Endeavour Awards
Deadline: 30 June 2011
(No requirement of working experience)

Đám cưới “khủng” ở tỉnh nghèo

Những ngày qua, người dân ở TP Đồng Hới (Quảng Bình) không thôi bàn tán về một đám cưới được cho là “khủng” nhất – theo kiểu nói của một số người – từ trước tới nay ở tỉnh này.

“Khủng” vì gia chủ đã thuê rạp (hôn trường) của một đơn vị chuyên tổ chức sự kiện ở Hà Nội vào, kèm theo người dẫn chương trình (MC) cũng từ ngoài đó. Một đoàn ca nhạc chuyên nghiệp được mời từ một tỉnh phía Bắc vào phục vụ. Số tiền thuê và trang trí hôn trường, MC… được tính đã lên tới cả tỉ đồng.
Hoa hồng được rải khắp hôn trường như một lượt thảm nâng bước chân của khách. Mỗi người hoặc mỗi nhóm người vào dự cưới đều được đón chào bằng một phát pháo hoa nổ.
Trong lễ cưới, rượu bia ngoại thôi thì khỏi nói, cứ tràn trề mặc sức người mà dùng. Ăn uống toàn món đặc sản. Mà theo như những người bán muối ở chợ Nam Lý kháo nhau, phục vụ lễ cưới này họ đã bán được 0,3 tấn muối hạt chỉ dùng làm món ba ba rang muối. Mọi người đều có thể vào lễ cưới ăn uống nhiều lần trong ngày mà không sợ bị người của gia chủ phát hiện là… đi ăn chùa. Thế mới có người kể rằng họ đã ba lần tới đám cưới này để ăn chơi và để… xem đám cưới.
Quả thật, chỉ với những điều sơ sơ mà mọi người có thể biết được như trên thôi thì đám cưới này đã là có một không hai từ trước tới nay ở một tỉnh lẻ luôn mang tiếng nghèo như Quảng Bình rồi. Chú rể được biết là đang làm việc trong một công ty xây dựng của gia đình, gia đình chú rể trước đây làm nghề buôn bán gỗ.
Nhiều người sau khi bàn tán về đám cưới trên đến chán chê, lại chợt nhớ sau hai trận lũ lụt nặng nề ở Quảng Bình vào tháng 10-2010, thì bây giờ đang là thời kỳ (thường đói) giáp hạt của người nông dân. Ở đâu đó vẫn còn rất nhiều gia đình mà những đứa trẻ chỉ cần ba mẹ có thêm vài trăm ngàn đồng là đã có thể không phải bỏ học…

(Theo Tuổi Trẻ)

Vì sao cảnh cướp bóc không xảy ra trong thảm họa ở Nhật?

(Dân trí) – Trên khắp thế giới, các dấu hiệu về những bất ổn của con người – cảnh cướp bóc và tranh giành đồ ăn và dịch vụ – thường xảy ra sau các thảm họa. Nhưng dường như những điều đó lại hoàn toàn vắng bóng tại Nhật Bản.
Quang cảnh nhiều khu vực ở phía bắc Nhật Bản trông giống như hậu quả thời Thế chiến II. Không một quốc gia công nghiệp phát triển nào kể từ đó lại chứng kiến số người chết vì thiên tai cao như vậy.

Theo dõi tin tức tại Nhật Bản thật khủng khiếp với 3 thảm họa liên tiếp – trận động đất mạnh kỷ lục, sóng thần và một nhà máy điện hạt nhân đang gặp sự cố. Nhưng có những thông tin tốt lành mà cả thế giới phải học tập.

Tại những nơi hàng hóa từ các tổ chức cứu trợ được đưa tới, mọi người xếp hàng đúng trật tự, lịch sự, bình tĩnh và không có thông tin về các cuộc ẩu đả, xô đẩy hay tranh giành. Các siêu thị Nhật đã giảm giá mạnh và các chủ sở hữu máy bán hàng tự động đã mở các máy bán hàng, phân phát nước uống miễn phí cho các nhân viên cứu trợ, nhân viên khẩn cấp và những người tình nguyện tham gia trợ giúp trong thảm họa.

Và đặc biệt nhất là bất chấp sự tàn phá và sự khan hiếm hàng hóa, không xảy ra cảnh cướp bóc. Sự vắng bóng của nạn cướp bóc tại Nhật Bản đã khiến nhiều người quan sát phương Tây bất ngờ. Đối lập với các thảm họa thiên nhiên gần đây trên khắp thế giới, người Nhật có vẻ như rất đoàn kết và cư xử có trật tự, thay vì tận dụng cuộc khủng hoảng để tư lợi cá nhân.

“Tinh thần đoàn kết đặc biệt cao tại Nhật Bản. Sức mạnh xã hội có thể còn ấn tượng hơn sức mạnh công nghệ của Nhật Bản”, nhà báo Ed West viết trên tờ Telegraph của Anh.

Nhìn trên khắp thế giới, cảnh cướp bóc không phải là hiếm sau các trận thiên tai gần đây. Sau siêu bão Katrina, người New Orlean đã chứng kiến nạn cướp bóc trên quy mô mà nhiều người Mỹ cũng phải bất ngờ. Sau trận động đất tại Chile hồi năm ngoái, nạn cướp bóc diễn ra nghiêm trọng tới nỗi quân đội phải can thiệp.

Nạn cướp bóc tràn lan đã xảy ra tại Haiti sau trận động đất hồi năm ngoái và trong trận lũ lụt tại Anh năm 2007. Tại New Zealand, nạn cướp bóc và hôi của cũng xảy ra sau trận động đất hồi tháng 3 năm ngoái.

“Tại sao một số nền văn hóa đối phó với thảm họa bằng cách biến của cải của người khác thành của chính mình nhưng các nền văn hóa khác, đặc biệt là người Nhật, lại chứng tỏ lòng vị tha thậm chí trong thảm họa?”, Ed West viết.
Trên thực tế, mọi thứ dường như đang trở nên tồi tệ hơn tại Nhật Bản. Lương thực, nhiên liệu, nước sạch và điện đều bị cắt giảm.

Một số gian hàng trong các siêu thị trống trơn. Tại khu vực đông dân cư Nerima của thủ đô Tokyo, các nhu yếu phẩm như gạo, bánh mì, mì ăn liền đều cháy hàng. Điện bị cắt để tiết kiệm điện năng.

“Khoảng 40-50 người đã xếp hàng bên ngoài khi chúng tôi mở cửa lúc 10 giờ sáng. Lượng thực phẩm dự kiến bán trong một ngày đã hết veo chỉ trong 1 giờ. Chúng tôi đã được chuyển đến một lượng thực thẩm tương tự khác vào buổi trưa nhưng cũng bán hết chỉ trong một giờ”, ông Toshiro Imai, một quản lý cửa hàng tại Tokyo, cho biết.

Hơn 100 tuyến tàu điện tại khu vực Tokyo hôm thứ Hai đã bị gián đoạn do cắt điện, khiến việc đi lại của hành khách bị ảnh hưởng khi mọi người trở lại làm việc sau ngày nghỉ cuối tuần.

Công ty điện Tokyo đã bắt đầu cắt điện luân phiên tại Tokyo và các thành phố lân cận để tiết kiệm điện giữa lúc xảy ra cuộc khủng hoảng tại các nhà máy điện hạt nhân ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất.

Kênh truyền hình NHK đã chiếu hình ảnh quay được từ trên cao về tỉnh Ibaraki, phía bắc Tokyo, nơi quang cảnh là một màu đen kịt ngoại trừ vài đốm sáng từ những chiếc ô tô.

Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn, cách cư xử của người Nhật dường như ngày càng tốt hơn.

Một nhân chứng tại Miyagi, gần tâm chấn của động đất, cho hay: “Khí đốt và nước đã bị cắt tại Miyagi và thành phố Sendai. Ngoại trừ các trường hợp đặc biệt, điện cũng bị cắt. Nhưng không có sự hoảng sợ trên đường phố cũng như trong các cửa hàng”.

Những đức tính của người Nhật như lịch sự, trung thực, hành động có trật tự… vốn được nhiều người ngưỡng mộ.

Một người Brazil hoạt động trong lĩnh vực trang sức do mệt mỏi sau một chuyến bay dài đã để quên một hành lý không khóa chứa hàng nghìn USD tiền mặt và nhiều đá quý trên một tuyến tàu điện ở Tokyo. Chủ nhà trọ đã trò chuyện với anh này và dẫn anh tới nhà ga quản lý tàu điện. Tại đây, hành lý và toàn bộ tài sản bên trong đã đợi chủ nhân tại quầy đồ đạc thất lạc.

Những câu chuyện như vậy có thể tin được tại Nhật Bản nhưng lại khó tin ở New York, Paris hay London. Vì sao vậy?

Gregory Pflugfelder, giám đốc trung tâm Văn hóa Nhật Donald Keene tại Đại học Colombia (Mỹ), giải thích: “Người Nhật có ý thức rằng trước hết là phải có trách nhiệm với cộng đồng”.

An Bình
Tổng hợp

Nguồn: http://dantri.com.vn/c36/s36-464490/vi-sao-canh-cuop-boc-khong-xay-ra-trong-tham-hoa-o-nhat.htm

March-2011

1. How much will the Japan quake hurt the global economy?

Although knowing that the role of Japanese corporations is crucial in terms of supporting industries, just hope they will soon recover and this quake affects insignificantly the global economy.

2. Khủng hoảng hạt nhân xảy ra như thế nào

3. Sóng thần tại Nhật hình thành như thế nào?

4. Phí “bôi trơn” ảnh hưởng nghiêm trọng tới FDI

Đôi nét về Mozart

Nghe nhạc Mozart: Zing.vn

Được trời ban cho một trí nhớ phi thường, ngay từ lúc 14 tuổi, con người kỳ diệu này đã tỏ cho mọi người thấy rằng, ông đã sáng tác các tác phẩm “ở trong đầu”, rồi sau đó không có gì ngoài việc cứ tuôn ra giấy mà chẳng có một nét gạch xóa nào.

Khi ông bố nhanh chóng nhận ra thiên tài của con trai, ông đã buộc Mozart làm việc cật lực, và áp đặt cho con mình một kỷ luật sắt. Ông đã làm tất cả để mang lại cho con trai những gì tốt đẹp nhất, kể cả phải hy sinh nghề nghiệp và sự riêng tư của mình. Và ông đã được tưởng thưởng, khi nhạc sĩ Joseph Haydn vĩ đại công khai tuyên bố với ông vào năm 1785: “Con trai ngài là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất mà tôi được biết”. Morzart là một cậu bé ngoan và hồn nhiên, luôn sẵn sàng đi theo ông bố mà cậu thán phục.

Mới 5 tuổi rưỡi, Mozart đã soạn được bản menuet đầu tiên, và ông đã viết được 626 tác phẩm, trong đó có bản Requiem cuối cùng còn dang dở. Mới 6 tuổi, Mozart đã được trình diễn tại Vienne, trước mặt Nữ hoàng Marie- Thérèse và triều đình. Người ta bịt mắt cậu để cậu trình diễn, rồi lại dùng một tấm khăn phủ lên bàn phím. Sau khi trình diễn không có một lỗi nào, cậu nhảy lên đầu gối Nữ hoàng và thề là muốn cưới bà làm vợ. Nữ hoàng trao cho ông bố 100 ducats, riêng Mozart thì bà cho 2 bộ quần áo của các con bà không còn mặc nữa.

Việc chơi nhạc đối với cậu cũng cần như việc hít thở. Sáng nào cũng vậy, từ 6 giờ Mozart đã sáng tác ngay trên giường. Để thỏa mãn niềm đam mê này, cậu đã đi du lịch rất nhiều, khoảng 10 năm, nghĩa là gần 1/3 cuộc đời ngắn ngủi của cậu. Trên đường đi, Mozart đã viết khá nhiều thư từ (2.000 lá thư là những minh chứng về nhân cách của ông), và soạn nhiều bản nhạc.

Thế còn phụ nữ? Tuy nhiều lần tán tỉnh cô em họ Marie Anna Thekla, rồi say mê cô nàng Nancy Storace xinh đẹp, hay thật sự ông rất yêu Aloysia Weber, một giọng ca tuyệt hay và rất xinh đẹp (cô không yêu ông), nhưng rốt cuộc, Mozart cưới Constance, em của Aloysia và sống rất chung thủy. Constance không phải là kẻ thiếu đứng đắn như nhiều lời đồn thổi, mà là một người vợ tận tâm. Cô đã chăm sóc nhà soạn nhạc thiên tài này trong suốt 9 năm và sinh cho ông 6 người con. Khi Mozart qua đời, cô chỉ mới 29 tuổi, và dù trải qua những tháng ngày suy sụp, Constance cũng luôn ra sức làm rạng rỡ danh tiếng của chồng, người mà cô lưu giữ trong ký ức cho đến khi qua đời ở tuổi 80 vào năm 1842 tại Salzbourg.
Ảnh minh họa

Người vợ luôn túc trực bên giường lúc Mozart lâm trọng bệnh.

Mozart đã kiếm được rất nhiều tiền, cho dù phải cạnh tranh với Salieri, là người mà người ta cho rằng đã đầu độc cuộc đời ông. Là chủ quản nhà nguyện tại triều đình Vienne, Salieri điều hành những đơn đặt hàng, và lẽ dĩ nhiên là đã không nâng đỡ kẻ mà ông ta hiểu là vượt trội ông ta. Nhưng Mozart biết cách để được trả tiền, vì ông phải lo cho một gia đình đông con. Năm cuối đời với 38 tác phẩm được đặt hàng, Mozart đã kiếm được số tiền tương đương 1 triệu euro.

Thế nhưng, ông vẫn để lại nhiều món nợ lớn, bởi vì không chỉ chơi billard, trò cờ bạc đã mê hoặc ông, hủy hoại ông, nhấn chìm ông… Tuy nhiên, trong thời gian hấp hối, Mozart không hề cô đơn, gia đình và bạn bè vẫn vây quanh ông, hàng ngày bác sĩ riêng lui tới với ông, cả Salieri cũng đến thăm ông.

Theo các chuyên gia, vì sức khỏe yếu, bị yếu thận nặng nên Mozart đã qua đời vì một bệnh dịch do khuẩn cầu chuỗi mà thời đó người dân thành Vienne mắc phải. Tuy Constance chỉ có thể đủ tiền trang trải cho một đám tang, nhưng dù gì Mozart cũng được chôn cất đàng hoàng trong một hầm mộ tập thể chứa được 16 quan tài vào năm 1791. Người biết cách làm đẹp cho từng nốt nhạc duyên dáng của mình làm chúng ta phải điên đảo cho đến tận bây giờ đã qua đời như thế khi chưa đầy 35 tuổi

Dưới đây là một số tác phẩm của Mozart theo một vài thể loại. “K.” hoặc “KV” là viết tắt của “Köchel Verzeichnis”, nghĩa là niên đại (theo ngày sáng tác) các tác phẩm của Mozart theo Ludwig von Köchel. Chú ý rằng danh mục này được cải thiện nhiều lần, dẫn đến một vài sự nhập nhằng ở một vài số KV.
Hành khúc

* March in D major, K. 62
* March in D major, K. 189
* March in C major, K. 214
* March in D major, K. 237
* March in F major, K. 248
* March in D major, K. 249
* March in D major, K. 290
* March in D major, K. 335, số 1
* March in D major, K. 335, số 2
* March in C major, K. 408, số 1
* March in D major, K. 408, số 2

Khiêu vũ

* 6 Menuets, K. 61h
* 7 Menuets, K. 65a/61b
* 4 Contredanses, K. 101/250a
* 20 Menuets, K. 103
* 6 Menuets, K. 104/61e
* 6 Menuets, K. 105/61f
* Menuet in E-flat, K. 122
* Contredanse in B-flat, K. 123
* 6 Menuets, K. 164
* 16 Menuets, K. 176
* 4 Contredanses, K. 267/271c
* Gavotte in B-flat, K. 300
* 3 Menuets, K. 363
* 5 Menuets, K. 461
* 6 Contredanses, K. 462/448b
* 2 Quadrilles, K. 463/448c
* 6 German Dances, K. 509
* Contredanse in D, “Das Donnerwetter”, K. 534
* Contredanse in C, “La Bataille”, K. 535
* 6 German Dances, K. 536
* 6 German Dances, K. 567
* 12 Menuets, K. 568
* 6 German Dances, K. 571
* 12 Menuets, K. 585
* 12 German Dances, K. 586
* Contredanse in C, “Der Sieg vom Helden Koburg”, K. 587
* 6 Menuets, K. 599
* 6 German Dances, K. 600
* 4 Menuets, K. 601
* 4 German Dances, K. 602
* 2 Contredanses, K. 603
* 2 Menuets, K. 604
* 3 German Dances, K. 605
* 6 German Dances, K. 606
* 5 German Dances, K. 609
* Contredanse in G, K. 610

Xônat nhà thờ

* Church Sonata No. 1 K. 41h (1772)
* Church Sonata No. 2 K. 68 (1772)
* Church Sonata No. 3 K. 69 (1772)
* Church Sonata No. 4 in D, K. 144 (1772)
* Church Sonata No. 5 in F, K. 145 (1772)
* Church Sonata No. 6 in B, K. 212 (1775)
* Church Sonata No. 7 in F, K. 241a (1776)
* Church Sonata No. 8 in A, K. 241b (1776)
* Church Sonata No. 9 in G, K. 241 (1776)
* Church Sonata No. 10 in F, K. 244 (1776)
* Church Sonata No. 11 in D, K. 245 (1776)
* Church Sonata No. 12 in C, K. 263 (1776)
* Church Sonata No. 13 in G, K. 274 (1777)
* Church Sonata No. 14 in C, K. 278 (1777)
* Church Sonata No. 15 in C, K. 328 (1779)
* Church Sonata No. 16 in C, K. 329 (1779)
* Church Sonata No. 17 in C, K. 336 (1780)

Organ

* Fugue in E-flat major, K. 153 (375f)
* Fugue in G minor, K. 154 (385k)
* Ouverture in C major, K. 399 (385i)
* Fugue in G minor, K. 401 (375e)
* Eine kleine Gigue, K. 574
* Adagio and Allegro in F minor for a Mechanical Organ, K. 594 (1790)
* Fantasia in F minor for a Mechanical Organ, K. 608 (1791)
* Andante in F for a Small Mechanical Organ, K. 616 (1791)

Opera

* Die Schuldigkeit des ersten Gebots, K. 35 (1767)
* Apollo et Hyacinthus, K. 38 (1767)
* Bastien und Bastienne, K. 50=46b (1768)
* La finta semplice, K. 51 (1768)
* Mitridate, re di Ponto, K. 87 (1770)
* Ascanio in Alba, K. 111 (1771)
* Betulia liberata, K. 118=74c (1771)
* Il sogno di Scipione, K. 126 (1772)
* Lucio Silla, K. 135 (1772)
* Thamos, König in Ägypten (1773, 1775)
* La finta giardiniera, K. 196 (1774–75)
* Il re pastore, K. 208 (1775)
* Zaide, K. 344 (1779)
* Idomeneo, K. 366 (1781)
* Die Entführung aus dem Serail, K. 384 (1782)
* L’oca del Cairo, K. 422 (1783)
* Lo sposo deluso, K. 430
* Der Schauspieldirektor, K. 486 (1786)
* Le nozze di Figaro, K. 492 (1786)
* Don Giovanni, K. 527 (1787)
* Così fan tutte, K. 588 (1789)
* Die Zauberflöte, K. 620 (1791)
* La clemenza di Tito, K. 621 (1791)

Source: http://vietbao.vn/Giai-tri/Nhung-bi-an-ve-cuoc-doi-thien-tai-am-nhac-Mozart/65045472/235/
and Wikipedia

The Inflation Debate That’s Muting the Fed’s Response

MONETARY policy makers at the Federal Reserve have long been classified as “hawks” or “doves.” The distinction is appealing in its simplicity. Hawks care deeply about inflation, while doves are willing to risk inflation to reduce unemployment.
Unfortunately, this division is no longer useful. Monetary policy makers are all hawks now. Even those who most emphasize the Fed’s role in fighting unemployment oppose policies that would raise inflation noticeably above the Fed’s implicit target of about 2 percent.
………………………….

Source: http://www.nytimes.com/2011/02/27/business/27view.html?_r=1

This is a must read for economic students !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!